dungoansanfrancisco

DU NGOẠN SAN FRANCISCO

Trần Ý Thu sau 18 năm trở lại San Francisco,chuyến du ngoạn lần này là cùng đi chung với Thầy Cô và các bạn hữu QGNT . Câu chuyện viết DU NGOẠN SAN FRANCISCO sau đây, là một trong những tác phẩm truyện ngắn thứ 10 mà Trần Ý Thu đã thực hiện được từ năm 1987 .

Thơ đã được sáng tác trong bài viết sau đây:

1. Lòng vàng của bạn .

2. Cảnh đẹp Pacifica .

3. Giờ chia tay : của Trần Ý Thu và bút hiệu Tha Hương .

Hai bài nhạc với sáng tác mới nhất của Trần Ý Thu :

1.. Con đường làng quê, điệu Slow (4/4) .

2. Bên cầu San Francisco, điệu Fox (2) .

Bài viết xin cám ơn anh Huỳnh Khương Trung, là người rất tận tâm, chỉ dẫn đường đi nước bước cho Thầy Cô, các bạn Q . Bài thơ LÒNG VÀNG CUẢ BẠN là một món quà nho nhỏ gởi tặng trong ý nghĩa chân thành .

Lòng vàng bạn hữu nơi đây,

cho ai ấm áp hương say lối vào .

Đường xa dãy núi nơi nào,

anh luôn vững lái, kênh đào đã xa .

Chân cầu đứng ngắm lời ra,

Golden Gate Bridge thật là đẹp xinh .

Mới 8:00 AM ngày 28/6/2009,bên kia điện thoại reo :

- Chào anh Khánh, gọi giờ này có làm phiền anh không ?

- Không sao đâu .

- Ý Thu muốn biết chuyến du ngoạn San Francisco vào lúc mấy giờ ?

- Khoảng 9:30, để tôi gọi cho Huỳnh Khương Trung nhé .

- Xe sẽdừng nhiều chỗ, vậy mang giày thấp cho tiện anh nhỉ . Còn mẹ của Thu chắc ở nhà rồi, làm sao mà đi .

Ý Thu hỏi ý kiến anh Mai Viết Khánh :

- Bà cụ đi đứng khó khăn, không biết có theo có theo nổi không ?

- Vậy để cụ ở nhà .. Lên xuống xe vất vả lắm .

- Cám ơn anh, vậy cho cụ biết là có người đề nghị cụ ở nhà cho khoẻ .

Anh Quỳnh đang pha trà .Một loại trà đặc biệt, đắt tiền .

- Cho Ý Thu một ly đầy tràn .

- Uống trà phải dùng những cốc nhỏ mới đúng .

- Anh thật là sành điệu .Ý Thu thì đơn giản, tiện lợi .

Nắng lên cao, vườn sau nhà với đủ loại cây,quả trồng thật ấm lòng từ những trái bưởi thật to,cam , chanh,ruột đầy những nước .Vườn hoa Lan hiếm quí, những cây Quỳnh treo lơ lửng.Giàn hoa tím,sau khi tàn hoa để lại những trái đậu ván dài lòng thòng .

Anh Quỳnh thêm vào :

- Loài hoa này chỉ có vào mùa Xuân mà thôi,rất đẹp .

- Ý Thu thấy màu tím mơ mộng,tuy là màu buồn nhưng nhìn vào là mang cả tâm hồn thơ lãng mạn, chẳng hạn như cây Phượng Tím có rất nhiều ở miền Nam Cali .

Nhìn ra ngôi vườn với hàng trăm, trăm cây cây đủ loại . Ý Thu hỏi tiếp :

- Chắc anh phải bỏ nhiều công phu lắm .

- Bây giờ cây chưa ra hoa .

- Nếu có dịp lên vào mùa xuân, ngôi vườn nhà anh là cả một đề tài thơ .

- Tôi thích những bài thơ Hán Tự, nhưng dịch ra Việt ngữ khó mà chính xác .

Anh Quỳnh đọc những bài thơ một cách trôi chảy .

Ý Thu nói tiếp :

- Đúng vậy, với loại thể thơ đường luật chuyển ngữ từ Hán sang Nôm, mỗi tác giả dịch một cách khác nhau . À ! hôm nay anh không đi San Francisco ?

- Ở đây lâu rồi, thành thử không lạ gì .

Điểm gặp gỡ ở Holiday Inn,chúng tôi bị la..c đường, không có cách nào quay lại, thế là đường đi vào phi trường San Jose .

Ý Thu nhìn quang cảnh xung quanh, không đông như ở Los Angeles .

- Cũng là biết đó biết đây .Thôi, phải gọi cho anh Mai Viết Khánh lập tức,không thì trễ chuyến du ngoạn .

Bên kia đầu giây :

- Bi.. lạc à! ra exit là đường First rồi quẹo trái .

- Ý Thu không có số điện thoại của anh Trung, vậy nhờ anh gọi dùm .

Cũng may đường xá vắng vẻ, yên tịnh như một làng quê với đời sống hiền hoà, khác hẳn Bolsa, miền Nam Cali, tấp nập những xe cộ và người qua lại .

- Ở đây tìm lại sự yên tĩnh .

Anh Nguyễn Ngọc Quỳnh đang lái xe tìm đường quay về lại chỗ đã đi qua, trả lời :

- tùy người đối diện .

Thùy Châu (em họ của Ý Thu)

- Không chừng chuyến này tụi em làm một chuyến đi xa, có lạc cũng không sao đâu anh .

Ý Thu cười quá và nói dỡn

- Châu ơi ! tùy người đối diện kìa .

Và hát ra lời nho nhỏ trong lòng :- Xin chọn nơi này làm quê hương ...????

trong đầu nghĩ ra một bài hát CON ĐƯỜNG LÀNG QUÊ theo điệu Slow của Trần Ý Thu sau đây :

Hỡi anh yêu ! em đang rộn ràng .

Đường thôn quê bước chân lạc loài .

Người sánh bước thương nhau tìm về .

Nơi xa lạ lúc đầu chưa quen .

Vai anh dựa nắng vừa lên cao .

Quên bỡ ngỡ làng quê Trúc Đào .

Giòng sông êm ái đã chảy nơi nào,

ai thả hồn theo mây .

Con đường mới tới trong làng có em,

hoa lao xao bờ đê .

Hỡi anh yêu ! em đang nặng lòng .

Mùi hoa thơm dấu yêu cuối làng.

Người có tới thương nhau nhiều mùa .

Và mây đã xuống màu bao nhiêu .

Nơi anh dựa nắng hồng lung linh .

Cho nhớ mãi làng quê bóng người .

10:00 AM, hai chiếc xe Van chở 28 người du ngoạn San Francisco, city in Western California . Bên cạnh đó là chiếc xe của Phương Té Lầu .

Anh Nguyễn Ngọc Quỳnh ở lại cho đến khi xe chuyển bánh thì anh mới về .

Ý Thu hỏi :

- Trọng Phương có đi với tụi này không ?

- Không, về lo Picnic .

Ý Thu nói với Thùy Châu :

- Anh này đặc biệt lắm, biệt danh " Phương Té Lầu " .

- Sao gọi Té Lầu ?

Một bạn giải thích :

- Vì rớt từ lầu ba xuống mà hổng chết .

Thùy Châu mở đôi mắt lớn đầy ngạc nhiên :

- Té thiệt à !

Các bạn cười quá trả lời :

- Câu chuyện có thật, bởi vậy mới có tên Té Lầu .

Ý Thu nghĩ bụng : " Không một ai dám tranh giành cái biệt danh này, nghe đã thấy sợ rồi ."

Thầy Thọ và học trò xung quanh .

Trọng Phương lên tiếng :

- Thầy Thọ nhớ người nhà rồi .

- Đâu có .

- À! nhớ cháu .

Cả bọn lăn ra cười,Ý Thu nghĩ trong bụng : " Cô thật là diễm phúc ". Cho dù Thầy có vui ở đâu vẫn nhớ đến một "mái nhà" .

- Đi chơi vui vẻ Thầy ơi !, mai là có mặt ở Nam Cali rồi .

- Có nhớ cũng để trong bụng phải không thầy ?

Thầy Nguyễn Xuân Đạo không dấu nỗi ngạc nhiên khi biết học trò Trần Ý Thu .

- Thầy rất mừng là được gặp em, và hân hạnh đứng cạnh một Nhà Thơ,Thật là một điều vinh dự cho thầy .

Rồi Thầy chuyển sang nói tiếng Anh :

- It' s an honor for me to see you .

Một sự xúc đông tràn đầy ngập lòng, vì Thầy chân tình quá . Thầy từ VN sang đây, không ngại đường xá xa xôi, sức khoẻ .

- Cám ơn Thầy nhiều lắm .

Thầy phân trần với Ý Thu như sau :

- Thầy có viết bài, tặng thơ cho thầy Phạm Nghệ, gởi lên diễn đàn, mà không thấy gì cả .

- Có lẽ thầy gởi không đúng chỗ, để em cho thầy địa chỉ .

- còn đây là e-mail của thầy .

Ý Thu hỏi tiếp :

- Thầy còn ở đây bao nhiêu lâu nữa ạ !

- Thầy sẽ ở miền Nam Cali , chắc khoảng thêm ba tuần nữa là thầy về rồi .

Rồi Thầy đưa máy hình nhờ ai chụp hình cho Thầy và các học trò .

Các hành lý của các bạn Q xếp lên xe . Một số chia tay phải về ngày hôm nay vì mai phải quay lại công ăn việc làm thường lệ .

Ý Thu hỏi :

- Mới biết chị thì lại chia tay . Chị cho Ý Thu biết tên .

- Mình là Kim Đô, QGNT 1973, phải ra phi trường để về Texas .

Nhìn lên bầu trời, một đàn chim đang bay với nhau, rồi từ từ từng con tản hàng . Nghĩ thầm :" ôi ! đàn Q, hẹn hai năm sau nhé !, thời gian trôi qua rất nhanh, và sẽ gặp lại khởi sắc hơn ." . Không biết nói gì hơn là vẫy tay, chào tạm biệt :

- Thượng lộ bình an .

Phạm Quang Anh, KT 73, Hiền Thê là chị Ngọc Thúy .

- Chúng tôi chưa về, ở đây chơi đã .

- Anh chị cũng đi San Francisco ?.

- Dạ đúng .

- Lâu lắm rồi mới có dịp trở lại xem chiếc cầu .

Anh Huỳnh Khương Trung, trưởng đoàn lên tiếng :

- Mời mọi người lên xe .

Bầu trời thật đẹp, một ngày kỳ thú đang chờ đợi trước mặt . Xe vào xa lộ , đoạn đường êm ả vì xung quanh cảnh đẹp. Đồi núi hiê.n ra xung quanh, mỗi người đang bước vào cảnh thiên nhiên của tạo hoá, hãy để lòng chơi vơi theo tiếng nước róc rách của biển hồ, ánh sáng thái dương phủ khắp chân trời .

Chị Khánh Hoà phân phát cho mỗi người ổ bánh mì và chai nước. Luc này Ý Thu quan sát kỹ trên xe có những ai theo thứ tự hàng ghế như sau :

1. Anh Tài Huỳnh Khương Trung, KT và ngay gần cửa là Thầy . Ý Thu chưa biết tên và không rõ mặt vì Thầy đội nón .

2 . Chị Bùi Nam, Q66, Khánh Hoà,Q71 và Thầy Nguyễn Xuân Đạo .

3 . Thầy Trần Đăng Quang và cô, em gái ruột của thầy .

4 . Ý Thu, Q74, Thùy Châu (em bác dì ruột của Ý Thu), anh Minh,Q68 .

5 . bạn Lý Hương,Q75 và Chị Ngọc Ánh,Q72 .

Ý Thu nhận ra dãy ghế trước mặt mình là Thầy :

- Thầy là thầy Quang dạy môn Toán .

- Đúng rồi .

- Thầy bảo em : con bé thật là mỏng manh, yếu đuối, cẩn thận gió thổi bay bây giờ. Em đã sáng tác ra bài thơ ấy .

Anh Trần nguyên Minh, Q69 ở Gò Vấp VN, anh ở Mỹ có ba tuần .

Khi biết có Ý Thu trên xe, anh ngạc nhiên lắm . Sau đây là một loạt câu đối thoại :

- Nghe nói cô Ý Thu một tay thơ văn, và cả về thơ tiếng Anh nữa . Bữa nay mới biết mặt lại đi chung một chuyến xe . Thật là điều may mắn .

- Hiện Anh đang ở đâu ?

- Miền Nam Cali,Tôi có người em có cửa tiệm gần Phước Lộc Thọ .

- Anh đã đi nhiều nơi chưa ?

- Đã đi Lake Taho,Las Vegas.Và là lần đầu qua Mỹ .

- Anh có thường vào diễn đàn không ?

- Không lên diễn đàn .

- Thế sao anh biết có đại hội .

- Tôi liên lạc với Mai Đức Phú .Nhưng lần này về tôi sẽ vào diễn đàn .

Ý Thu nói tiếp :

- Bài vở thơ, văn trên gia đình QGNT nhiều lắm .

- Kỳ này về là tôi vào để đọc rồi . Đây là e-mail của tôi .

- Nếu mail cho Thu, chắc chắn là Ý Thu phải trả lời .

- Anh có thích nước Mỹ không ?

- Rất đẹp . Nhưng bây giờ lớn tuổi qua đây khó lòng lắm.Tôi đã nhiều tuổi không thích hợp cuộc sống ở đây .

Trên đường cảnh quá đẹp với đồi núi chập chùng, mây xanh trắng lơ lửng bay, biển cả bao lao không bờ bến . Những ngôi nhà cất lên gần bãi biển theo kiến trúc mới sau này, hài hoà trong một thế giới hiện đại tân kỳ . Ai đến đây cũng phải trầm trồ khen ngợi vì sự tuyệt mỹ .

Anh Huỳnh Khương Trung giải thích về thành phố biển, cho biết giá cả của căn nhà hàng triệu đô trở lên, nhiều căn đã được tân trang lại .

Ý Thu nghĩ thầm : " một nhà địa ốc trong tương lai ."

- Đây là thành phố Pacifica, chúng ta ngắm cảnh từ trên cao nhìn xuống rất đẹp .

Ý Thu mừng quá vì nhận ra thầy Phong đã dạy mình cách đây ba mươi lăm năm .

- Thầy là thầy Phong đây mà .

Thầy cười và nhắc lại cho trò nhớ :

- Tên Đôn Phong, dạy môn Sử Địa .

- Em có học cô Thủy Tiên và thầy . Trong đôi mắt em lúc ấy Thầy thật cao lớn và ...(trong đầu phải dùng chữ nào đây) vạm vỡ .

Thầy cười nhiều lắm diễn tả như sau: hai cánh tay dài duỗi thẳng ra, hai bàn tay chụm vào nhau, dáng di lưng cúi xuống .

- Trông thầy chán quá, lụm khụm lắm phải không ?

Học trò cười quá .

Ý Thu nhìn thầy và trả lời :

- Thầy vẫn thế, ít thay đổi . Hồi xưa chúng em thấy thầy là sợ vì thầy oai phong và nghiêm lắm .

Anh Huỳnh Khương Trung tiến lại gần Ý Thu và giới thiệu với các bạn Q như sau :

- Đi chung với chúng ta rất hân hạnh có nhà văn Trần Ý Thu .

Các bạn Q nhìn Thu, nhiều bạn nói :

- Vậy chị tặng cho bài thơ ngay đi .

- Cảnh đẹp quá, chắc chắn là có bài thơ .

Trở lại xe, và Ý Thu đã cảm tác với sáu câu thơ trữ tình qua bài CẢNH ĐE..P PACIFICA CITY như sau :

Đường đèo cảnh đẹp đồi xinh,

đoàn ta đã tới PACIFIC rồi .

Ra xem biển cả sông bồi,

nhà nhìn hướng nước mây trôi lững lờ .

Thuyền vào cập bến trên bờ,

thầy trò du ngoạn nắng chờ đã lên .

Địa điểm thứ hai tới là những chiếc tàu bè thật lớn đậu ngoài khơi . Những bảng thật lớn với hàng chữ như sau :

Heavy USS San Francisco Cruiser .

Honor - Courage - Commitment .

.... bridge of the cruise USS San Francisco, againts Japanese naval forces on the night of November 12-13, 1942 .

Anh Huỳnh Khương Trung :

- nhớ lại đệ nhị thế chiến .

Cả một vùng biển cả mênh mông, lòng lắng đọng về một quá khứ chiến tranh đã qua đi .

Trở lại xe, chúng tôi tiếp tục lên đường, thời tiết khá tốt cho một ngày du ngoạn . Giờ phút thoải mái là ăn uống, nhắc lại thời xa xưa của tuổi học trò. Chị Nam Bùi bắt đầu nói ba giọng của ba miền và nhiều câu chuyện tếu lâm của chị làm ai cũng cười :

Ý Thu hỏi :

- Ông xã chị người miền gì?

Môi chị chúm lại trả lời .

- Người Quảng .

Chị Khánh Hoà:

- Chúng ta bắt đầu văn nghệ bỏ túi .

Chị hát như sau :

"Cháu lên ba cháu vô Mẫu Giáo .

Nay cháu già cháu đi trường nào ."

Mọi người lăn ra cười .

Ý Thu và Thùy Châu phụ hoạ :

- "Nay cháu già sợ cảnh cô đơn ."

Cười quá là cười .

Chị Ngọc Ánh lên tiếng :

- Chúng em hết sợ thầy cho điểm zero rồi . Cứ phá đi các bạn ơi .

Tâm hồn nghệ sĩ lên cao, thầy Đạo hát rất nhiều qua lời đề nghị của học trò. Thầy thuộc rất nhiều bài và giọng rất ngọt ngào, truyền cảm .Bên cạnh là một giọng ca nữ Khánh Hoà phụ hoạ .

Anh Huỳnh Khương Trung tìm chỗ đậu xe.. Tới ngay dưới chân cầu .

- Ý Thu đã tới đây 18 năm về trước . Cây cầu vẫn trơ trơ, nhưng người có thay đổi .

Thầy Quang hỏi Ý Thu :

- Em đã có chồng chưa ?

Ý Thu cười quá và trả lời sao cho thoả đáng :

- Như vậy là em còn trẻ lắm phải không thầy, Hiện tại em có ba cháu gái .

- Thế chồng con không đi theo cùng à .

Ý Thu nghĩ bụng và trong lòng theo giọng nói người miền Nam :" em kỵ có một chữ trong đó Thầy ơi, con thì có mà ổng thì không ".

- Các cháu có nhiều chương trình phải làm thầy ạ

Ngọc Ánh và Lý Hương cứ muốn Thầy Quang chụp hình. Thầy nhăn mặt và bảo :

- Chụp quá nhiều rồi, không muốn chụp nữa .

Rồi thầy làm mặt nhăn nhó để không ai được chụp tấm hình ấy .

- Thầy làm mặt nhát ma, ghê quá !.

Cả bọn lại một dịp cười nghiêng ngửa vì khuôn mặt dị dạng của Thầy.Thấy học trò cười quá, thay vì nhăn nhó thì thầy lại cười nhiều hơn bao giờ hết, thế là Phó Nhòm bấm lia liạ .

Ngọc Ánh cười vui vẻ .

- Chúng em không còn sợ những con Zero của thầy .

Lên, xuống xe Thầy Quang cũng không muốn cho ai đỡ, muốn chứng tỏ cho mọi người biết là thầy còn mạnh lắm .

Thầy Đôn Phong thật khác hẳn ngày xưa, oai nghi, nghiêm nghị, học trò phải sợ, ít cười . Bây giờ thầy vui tươi, nhanh nhẹn, chỉ cho học trò chụp hình bằng máy của thầy, trong tích tắc thầy đã trở về vị trí cũ .

Ý Thu phải ra lời :

- Thầy còn chạy được, tức là còn khoẻ .

Trở lên xe và đến thành phố có nhiều tàu buồm, biển . Đi ngang nhiều khu đèo uốn khúc . Chị Khánh Hoà lên tiếng :

- Dô ta, dô ta bà con ơi !

- Đây là bãi tắm không quần áo .

- Những ai xuống đây đều phải giống nhau ..

- Như vậy mang Họ Trần Như Nhộng .

- Thoát y rồi còn cái gì .

- Có bắt buộc không ? . Có phải trả tiền không ?

- Không bắt buộc đâu, nhưng họ nhìn mình vơđôi mắt kỳ quái, thì bắt buộc mình phải giống như họ, nếu không họ nhìn mình với đôi mắt kỳ lạ, rồi bảo mình "quê" .

- Cảnh đẹp quá, nhưng xin ông tài ngó thẳng về phía trước .

- Anh Minh có muốn xuống bãi tắm không ?

Cả bọn cười nức nẻ .

- Có ai muốn đi chung với anh Minh không ?

- Anh Minh ơi ! có xuống dưới thấy người ta ra sao thì anh phải giống họ như vậy .

Trên xe lại thêm dịp cười nghiêng ngửa . .

Qua vài địa điểm và cuối cùng là Thành Phố Tiburon, nhiều ngôi nhà xây cất lạ mắt,chạy dọc dài trên đồi ao,theo kiểu hơi giống bộ lạc. Anh Trung cho biết vào năm 1984, một căn là 250 ngàn usd, nay thì phải là một triê..u usd. Hàng quán tấp nập, người du ngoạn đến đây là thưởng thức cảnh thiên nhiên, đôi mắt xa xăm nhìn theo tàu bèqua lại, trên trời từng đàn chim tung cánh .

Không thể đếm hết có bao nhiêu tàu bè đậu ở đây, một vùng biển thơ mộng chạy dài xa tít . Những cây xanh cho tàng bóng mát có thể ngồi, ngắm người qua lại .

Bây giờ mới được biết anh Lưu văn Nhân .

- Tôi là Em của Lưu văn Phúc .

Lại một sự ngạc nhiên khác, biết anh chị Phúc từ đại hội 2007 ở nhà anh Trịnh Hoài Nam .

Ý Thu chào và ghe..o chị :

- Chị đúng là Super Lady, lái xe suốt dọc đường . Vậy là chị thương anh nhiều lắm .

Mọi người cười quá đi .

- Ồ, tại ngồi xe dễ bị "car sick", nên đành phải lái .

- Thương anh thì nói đại đi, còn dấu, sợ anh "vất vả" chứ gì .

Lại một dịp cười.Người thích thú nhất chắc chắn là anh Nhân,vì bên cạnh anh có một "quới nhân". (Ý Thu đùa với anh chị cho vui chuyến hành trình lên miền Bắc) San Jose .

Nhìn Thành Phố đẹp lần cuối với bờ biển đầy những tàu buồm loại lớn . Anh Trung giải thích :

- Hàng quán trước mặt, patio ngoài biển gây được chú ý cho nhiều người tới đây .

Giọng Ý Thu vang lên :

- Anh Trung ơi ! anh rành khu này wá . Chắc đã từng dắt ai tới đây rồi không ?

- Ai hỏi vậy ?

- Ý Thu .

Mọi người đều cười và bàn tán .

- Anh đang lái xe không dám trả lời .

- Không nói tức là đã chấp nhận .

- Nếu từ chối ????

Bây giờ thì quay sang chọc anh Minh, chị Khánh Hoà bắt đầu cá độ với anh Minh .

- Một chầu phở ở Sài Gòn .

Chị Khánh Hoà được gọi là "Tí Điệu", và "Gái thị độ" .

Chị trả lời :

- tuỳ trường hợp gọi tên .

Ngày vui qua mau, bây giờ đưa Thầy Cô Trần Đăng Quang và người em gái của Thầy đến phi trường San Francisco, cả ba trở lại Los Angeles . Ai nấy đều bùi ngùi, trong dạ rớt rơi nước mắt, lòng buồn diệu vợi . Bài thơ GIỜ CHIA TAY của Trần Ý Thu và Tác Giả Tha Hương mang niềm lắng đọng sâu sa về tình thầy trò, bạn hữu đến lúc phải rời xa, mong chờ ngày vui trở lại .

Chia tay gặp gờ làm chi,

và rồi mỗi ngã người đi một đường .

Cùng nhau hứa hẹn bên vườn,

hai năm sau lại Phượng vương lối về.

Chia tay lối ngã trên lề,

thâm tình nhắc nhở ngày kề đã xa ..

Mong là hội lớn ra hoa,

mùa hè lại gặp tình ta nhẹ nhàng .

Chia tay lệ đắng hai hàng,

Thầy Cô bè bạn cả ngàn vấn vương .

Dẫu cho xa cách muôn phương,

tình Quốc vẫn ngát cả vườn trăng khuya .

Bây giờ đến phiên chị Ngọc Ánh Q72 .

- Còn lời gì để nói, lại chia tay bạn nữ rồi .Hai năm sau gặp lại nhé .

- Chị cho Thùy Châu xin điện thoại, địa chỉ có dịp lên đây, ghé nhà chị cho biết .

Phi trường San Jose dừng lại nơi điểm đến . Nhìn lên trời cao, chiếc máy bay thẳng cánh bay xa .

- Chúc bạn bình an thượng lộ .

Xe chở lại khách sạn, sau đây là lời tạm biê..t đầy thân tình .Chị Bùi Nam :

- Chị có gọi điệ thoại cho Ý Thu mà không thấy trả lời Số 818 .

- Ồ, em lại tưởng số quảng cáo .

- Ý Thu hồn thơ phong phú, chị có đọc bài tặng Nhạc Sĩ Tùng Giang .

- Dạ, cám ơn trời đã cho .

- Em tập ngâm thơ đi .

Chị Khánh Hoà :

- Nhớ viết bài cho vui nhé .

Thầy Nguyễn Xuân Đạo nói tiếng Anh với Ý Thu :

- It's an honor for me to see you .

Bài hát BÊN CẦU SAN FRANCISCO theo điệu FOX (2/4) vui tươi của Trần Ý Thu kết thúc chuyến du ngoạn nhiều kỳ thú .

Tôi đang ở tận nơi đây,

bên cầu San Francisco nghĩa tình .

Thầy Cô cười nói bên mình niềm vui .

Trời cao nắng xuống trần gian,

thuyền xa đã tới nước đưa vào bờ .

Có nghe lắng nghe có nghe hò .

Mênh mông thắng cảnh vui lây,

tâm tình nao nao gió mau thổi về .

Trò ơi ! hạnh phúc theo người là đây .

Đời cho khúc hát tình thân,

dòng sông rẽ khúc lối đưa từng miền .

Có nghe lắng nghe có nghe hò .

Lòng vui hạnh phúc trời mây,

bên cầu ai mong, nước trôi lững lờ .

Cầu ơi! gần gũi bao lần lời thương .

Hoà theo ánh nắng tình yêu,

và cho buổi sáng, nhấp nhô về nguồn ..

Có nghe lắng nghe có nghe hò .

Tác giả : Trần Ý Thu

Hoàn tất bài : 13/7/2009

Trân trọng giới thiệu đến Ban Bè cùngThân Hữu

Sanjose,07/2009

Gia ĐìnhVăn Thơ QGNT .

Click here to enter your page's footer (optional).